1. Giới thiệu về hoa mai vàng
Mai vàng có tên khoa học là Ochna Integerrima (lour) Merr. Mai vàng chỉ nở đúng vào dịp Tết nguyên đán.
Từ xa xưa, hoa mai không chỉ được đánh giá là giống hoa quý biểu tượng cho miền Nam nước ta mà còn là hoa cùa sự hy vọng, của điềm lành, của sự thịnh vượng. Mặc dù, hoa mai vàng có mặt ở khắp nơi trên đất nước nhưng loại hoa này chỉ nở vào đúng dịp Tết nguyên đán khi được trồng tại miền Nam. Và cũng chính vì lý do này mà tại miền Nam, trong hơn 300 năm qua hoa mai vàng được coi là biểu tượng của ngày Tết, là niềm hy vọng và sự thịnh vượng của mỗi gia đình
Xem thêm quy trình và kỹ thuật chăm sóc mai vàng nhanh lớn không sâu bệnh
2. Cách trồng và chăm sóc hoa mai vàng
- Chọn đất trồng mai
Mai là giống hoa cảnh không quá kén đất trồng. Bằng chứng cho thấy với loại đất nào cây mai vẫn sống được, dù cho đó là đất đồi, đất sét, đất có lẫn sỏi đá...Điều đòi hỏi là đất đó chưa phải là đất chết, tức là đất khô cằn quá cạn kiệt chất dinh dưỡng không thể trồng một loại cây nào sống được.
Đất trồng mai cũng không được nhiễm phèn nặng, nhiễm mặn nặng vì không được úng thủy. Ngay những cuốc đất dù có màu mỡ đến đâu mà tầng đất mặt quá mỏng, mạch nước ngầm dâng cao, cây mai dù có sống được cũng yếu dần. Có 2 cách trồng mai: trồng trong chậu và trồng ra vườn.
Trồng trong chậu thì đất phải tốt, phải bón nhiều phân. Cây càng lớn càng đòi hỏi dung tích chậu phải rộng và sâu để chứa được nhiều đất nuôi cây.
Trồng đại trà ngoài vườn thì bước đầu tiên phải cày bừa đất thật kỹ cho tơi xốp. Nếu là đất vườn, đất ruộng thì không cần cuốc xới nhiều. Còn nếu là đất hoang hóa, đất mới được khai phá thì việc cải tạo đất mất nhiều thời gian, tiền của và công sức hơn.
Tìm hiểu thêm cách chăm sóc mai vàng ra hoa dịp tết bất chấp thời tiết
- Bón phân cho hoa mai
Mai là giống hoa cảnh có sức sống mạnh nhất và dễ trồng nhất. Trồng mai không đòi hỏi phải bón phân nhiều nếu đó là đất tốt. Cây mai ưa nhất là phân chuồng và phân rác mục. Loại phân hữu cơ này vừa rẻ tiền vừa có khả năng cải tạo đất, giúp đất được tơi xốp, thoáng khí, giúp cây trồng sinh trưởng mạnh.
Khi mới trồng, nếu trồng chậu thì trộn phân hữu cơ với đất tới nhuyễn theo công thức sau:
- 80% đất thịt trộn với 20% phân chuồng đã hoai
- 60% đất thịt trộn với 20% phân chuồng đã hoai và 20% phân rác mục.
Phân NPK nên pha loãng với nước theo tỉ lệ 1 muỗng cà phâ phân với 2 lít nước sạch, rồi tưới đều quanh mỗi gốc, theo định kỳ vài tháng 1 lần.
Nếu trồng trong chậu thì vài năm 1 lần, bạn nên nhấc cây mai ra khỏi chậu để thay toàn bộ đất mới trong chậu, để tăng cường chất bổ dưỡng nuôi cây. Việc thay đất toàn bộ nên tiến hành vào cuối mùa mưa.
Tìm hiểu thêm về Kỹ thuật cắt tỉa, xả tàn mai sau tết giúp mai phục hồi và phát triển tốt
- Nước tưới
Cây mai có khả năng chị hạn giỏi, trong mùa nắng hạn, nếu chậm tưới nước 1 - 2 tuần mai vẫn tươi tốt. Nhưng điều đó không có nghĩa là mai không cần tưới nước. Mai trồng trong đất vườn không cần tưới nước trong mùa mưa, trừ trường hợp xen giữa mùa mưa có những tháng nắng kèo dài. Ngược lại, trong những tháng mùa nắng nếu không có khả năng tưới cách nhật thì ít ra nên mỗi tuần tưới 2 lần.
Mai cảnh trồng trong chậu ta phải năng tưới nước để giữ cho đất trồng luôn luôn có đủ độ ấm cần thiết. Nếu đất trồng trong chậu khô cằn, nứt nẻ thì mai vàng lá, héo hon xuống sắc rất nhanh.
Tưới nước vào chậu mai nên tưới từ từ, chầm chậm để nước có đủ thời gian thấm sâu vào đất. Mỗi lần tưới, ta nên chú ý tìm hiểu lượng nước tưới dư thừa có thoát ra được hết hay không. Vì nếu nước bị đọng lại thì bộ rễ của mai sẽ bị hỏng và thối dẫn đến chết cây một cách dễ dàng.
Mong rằng bài viết này có thể giúp bạn phần nào trong việc chăm sóc những cây hoa mai xinh đẹp của mình!